Máy đo nồng độ oxy SpO2 là một thiết bị có thể xác định suy hô hấp. Là một trong những triệu chứng nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (COVID-19). Kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình máy đo, với “độ bão hòa oxy trong máu” và chỉ số “nhịp tim”. Oxy trong máu cao hơn 96% và bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đối với một số tình trạng thiếu oxy với chỉ số 90-95%, bệnh nhân cần được cảnh báo kịp thời và chỉ số thấp hơn 85% là khi bệnh nhân bị thiếu oxy nghiêm trọng.
Không chỉ bệnh viện, phòng khám, máy đo SpO2 và nhịp tim còn được nhiều người tìm mua để sử dụng tại nhà. Vậy thiết bị này có công dụng gì? Gồm mấy loại? Cách sử dụng như thế nào? Giá bán bao nhiêu?
Nồng độ oxy trong máu là gì?
Một phân tử Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với 4 phân tử oxy, khi đã gắn đủ 4 phân tử oxy được gọi là bão hòa oxy. Độ bão hòa oxy trong máu còn được gọi là chỉ số SpO2, biểu thị cho tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%.
Độ bão hòa oxy trong máu là gì?
Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Bên cạnh các dấu hiệu như: nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Khi bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não… sẽ chịu tác động tiêu cực rất nhanh. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm.
Độ bão hòa oxy đo được bằng máy đo oxy dựa vào mạch đập (SpO2) thấp hơn khoảng 3% so với độ bão hòa oxy thực tế (SaO2). Thử nghiệm đo SpO2 nhiều lần và liên tục trên cùng một bệnh nhân ổn định cho thấy kết quả không khác nhau, điều này chứng tỏ thông số SpO2 có mức độ đáng tin cậy cao.
Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt?
Hầu hết các phân tử Hb sẽ gắn với oxy khi chúng đi qua phổi. Một người khỏe mạnh bình thường khi thở ở không khí trên mực nước biển sẽ có độ bão hòa oxy động mạch là 95% – 100%.
- Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 97% – 99%: oxy trong máu tốt.
- Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 94% – 96%: oxy trong máu trung bình – cần cho thở thêm oxy.
- Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 90% – 93%: oxy trong máu thấp – nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.
- Độ bão hòa oxy thấp hơn 90% là một cấp cứu trên lâm sàng.
- Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn: trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp kịp thời.
Yếu tố ảnh hưởng làm nồng độ oxy trong máu thấp
Trên thực tế, chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn mà sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
- Độ sai lệch của thiết bị đo (thường là ± 2%);
- Hemoglobin bất thường;
- Bệnh nhân cử động khi đo;
- Tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch hoặc hạ thân nhiệt nặng;
- Bị nhiễu ánh sáng trong phòng khi đo;
- Sắc độ của móng tay, móng chân (nếu sử dụng dụng cụ đo SpO2 bằng cách kẹp vào đầu ngón tay, ngón chân);
Triệu chứng khi chỉ số SpO2 giảm
Tình trạng giảm chỉ số SpO2 (còn gọi là thiếu oxy trong máu) gây ra một số triệu chứng sau:
- Thay đổi về màu sắc của da;
- Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn;
- Ho;
- Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm;
Khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
Máy đo SpO2 và nhịp tim là gì?
Máy đo SpO2 và nhịp tim là thiết bị y tế chuyên dùng để đo chỉ số SpO2 và nhịp tim của cơ thể. SpO2 và nhịp tim là 2 trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng của cơ thể cùng với 3 dấu hiệu khác là nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
- Nhịp tim (chỉ số nhịp tim): Là nhịp đập của tim, được xác định bằng số lần co thắt của tim trong thời gian một phút. Đơn vị của nhịp tim là nhịp/phút hoặc bpm (beat per minute – nhịp mỗi phút).
- Chỉ số SpO2: SpO2 là viết tắt của cụm từ “saturation of peripheral oxygen”. Tạm dịch là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Chỉ số SpO2 được xác định bằng tỷ lệ hemoglobin oxy hóa trên tổng lượng hemoglobin trong máu (đơn vị đo là %).
Cấu tạo
Cấu tạo của máy đo SpO2 và nhịp tim gồm 2 bộ phận cơ bản là đầu dò và màn hình hiển thị. Đầu dò là nơi mà chúng ta sẽ đặt ngón tay vào khi đo, còn màn hình hiển thị có nhiệm vụ hiển thị kết quả đo dưới dạng số hoặc thanh xung. Các loại máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu hiện nay thường sử dụng công nghệ quang điện, cho phép xác định chỉ số nhịp tim, chỉ số SpO2 qua đầu ngón tay mà không cần xâm lấn.
Phân loại máy đo SpO2 và nhịp tim
Dựa theo đặc điểm cấu tạo và thiết kế, người ta chia máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu thành 2 loại là máy để bàn và máy cầm tay mini.
- Máy đo SpO2 để bàn: Có kích thước khá lớn, thường được sử dụng tại những môi trường chuyên nghiệp như bệnh viện, phòng khám…
- Máy đo SpO2 và nhịp tim cầm tay: Khác với máy để bàn, máy đo nhịp tim và SpO2 cầm tay được thiết kế rất nhỏ gọn. Cho phép người dùng mang đến bất kỳ đâu mà không cảm thấy vướng víu. Loại máy này có thể sử dụng tại các bệnh viện, phòng khám hoặc dùng cho cá nhân, gia đình. Máy đo SpO2 và nhịp tim cầm tay được chia thành 2 loại: 1 loại có màn hình và đầu dò tách biệt nhưng được kết nối với nhau thông qua dây dẫn; 1 loại có màn hình và đầu dò gắn liền nhau thành 1 khối, kiểu dáng gần giống với 1 chiếc kẹp.
Máy đo oxy trong máu loại nào tốt?
Trên thị trường có nhiều loại máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu tốt như máy đo SpO2 iMedicare iOM-A6, máy đo spo2 microlife. Máy đo nồng độ oxy trong máu Pulse Oximeter, máy đo oxy trong máu Omron, máy đo nồng độ oxy trong máu Microlife. Máy đo spo2 covidien, máy đo spo2 masimo, máy đo spo2 kaneko, giá máy đo spo2, zz, máy đo spo2 yuwell…
Nhưng sản phẩm SpO2 iMedicare iOM-A6 được đánh giá là sản phẩm tốt nhất. Không chỉ bởi tính năng ưu việt, chính xác, tiện lợi dễ sử dụng mà giá phải chăng.
Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iMedicare iOM-A6
Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 iMedicare iOM-A6 là thiết bị được dùng để đo độ bão hoà oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay, sử dụng công nghệ cảm biến quang học để tính độ bão hoà hemoglobin. Hiện nay sản phẩm này đang được sử dụng rộng rãi tại nhà cũng như các bệnh viện và trung tâm y tế.
I.Tính năng nổi bật
Máy đo oxy bão hòa SpO2 iMediCare iOM-A6 là thiết bị được sử dụng để đo độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) và nhịp tim. Máy đo SpO2 iOM-A6 là sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà và bệnh viện. Sản phẩm này phù hợp với hầu hết bệnh nhân từ trẻ sơ sinh, Trẻ em đến người lớn. Sản phẩm sử dụng đơn giản, dễ vận hành và hoàn toàn không gây đau trong quá trình đo Các tính năng nổi bật của máy đo oxy SpO2 iOM-A6.
Tích hợp công nghệ đo dạng sóng thể tích đồ, tần số xung nhịp
Máy đo SpO2 iMediCare iOM-A6 tích hợp công nghệ dạng sóng thể tích và nhịp tim. Để đo độ bão hòa oxy trong mạch máu (SpO2) và nhịp tim. Nhằm hạn chế sự bất trắc của những người có tiền sử thiếu oxy máu.
Đo được với các độ tuổi khác nhau (người lớn và trẻ em)
Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim iMediCare iOM-A6 phù hợp với mọi đối tượng. Kể cả trẻ em và người lớn mắc các bệnh về tim mạch, hen suyễn, tụt huyết áp và các bệnh lý khác.
Thích hợp sử dụng trước khi tham gia các môn thể thao độ cao (như leo núi, thể thao hàng không …). Cần nắm rõ sức khỏe của mình có phù hợp để tham gia hay không, tránh làm việc quá sức gây hậu quả xấu.
Dải đo rộng và độ chính xác cao
Khi spO2 trong khoảng 70% -100%, phạm vi đo của máy đo nhịp tim và spO2 là 0% -100%. Và sai số đọc dưới 2%. Máy iMediCare iOM-A6 hoạt động ổn định và mang lại kết quả chính xác đến người dùng.
Màn hình OLED hiển thị kết quả sắc nét, rõ ràng, độ tương phản cao, góc nhìn rộng, rõ ràng hơn.
Kích thước nhỏ gọn, thiết kế trang nhã
Kích thước nhỏ gọn và kiểu dáng trang nhã có thể sử dụng tại nhà và mang theo khi cần thiết. Thao tác đơn giản, hiệu quả, đơn giản và việc đo hoàn toàn không gây đau đớn.
Tiết kiệm năng lượng
Thiết bị sẽ tự động tắt sau 5 giây không có tín hiệu để tiết kiệm pin.
II.Thông số kỹ thuật
Màn hình hiển thị | Màn hình OLED |
Phạm vi đo SpO2 | 0% ~ 100%; |
Phạm vi đo nhịp tim | 30 bpm ~ 250 bpm |
Hiển thị kết quả đo | hị biểu đồ dạng cột và hiển thị dạng sóng |
Yêu cầu về nguồn điện | Pin kiềm 1,5 V AAA x 2 (hoặc sử dụng pin sạc thay thế) phạm vi đáp ứng: 2.6V ~ 3.6V. |
Cường độ dòng điện | Nhỏ hơn 30 mA |
Độ phân giải | 1% cho SpO2 và 1 bpm cho nhịp tim |
Độ chính xác của phép đo | ±2% trong khoảng 70% ~ 100% SpO2 và vô nghĩa khi giá trị nhỏ hơn 70%. ±2 bpm trong phạm vi nhịp tim là 30 bpm ~ 99 bpm và ± 2% trong phạm vi nhịp tim là 100 bpm ~ 250 bpm. |
Hiệu suất đo trong điều kiện lấp đầy xung nhịp yếu | SpO2 và tốc độ xung có thể được hiển thị chính xác khi tỷ lệ lấp đầy xung nhịp là 0,4%. Sai số SpO2 là ± 4%, sai số nhịp là ± 2 bpm trong phạm vi tốc độ xung là 30 bpm ~ 99 bpm và ± 2% trong phạm vi tốc độ xung là 100 bpm ~ 250 bpm. |
Sức cản với ánh sáng xung quanh | Độ lệch trong điều kiện ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên trong nhà với phòng tối < ± 1% |
Trang bị một công tắc chức năng | Sản phẩm sẽ ở chế độ chờ khi không có tín hiệu trong sản phẩm trong vòng 5 giây |
Cảm biến quang | Ánh sáng đỏ (bước sóng 660nm, 6,65 mW) Hồng ngoại (bước sóng là 880nm, 6,75 mW) |
Bảo hành | 1 năm |
III.Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy
Không chỉ nhỏ gọn, các loại máy đo SpO2 và nhịp tim cầm tay mini còn rất dễ sử dụng. Cho dù không phải nhân viên y tế, bạn vẫn có thể sử dụng thiết bị này thành thạo ngay từ lần đầu tiên. Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé:
Bước 1: Khi mới mua, bạn cần lắp pin vào khoang chứa pin bên trong máy.
Bước 2: Mở máy, đặt 1 ngón tay vào điểm tận cùng bên trong máy. Sau đó ấn nút nguồn để máy bắt đầu đo.
Bước 3: Trong quá trình đo, bạn cần ngồi yên, không di chuyển. Kết quả về chỉ số SpO2 và nhịp tim sẽ hiển thị trên màn hình của máy sau vài giây. Để biết nhịp tim, độ bão hòa oxy trong máu của mình đang ở mức nào, có bình thường hay không hãy đọc chỉ số sau :
Về chỉ số SpO2
- Chỉ số SpO2 nằm trong khoảng từ 97 – 99%: Độ bão hòa oxy trong máu đang ở mức tốt.
- Chỉ số SpO2 trong khoảng từ 94 – 96%: Độ bão hòa oxy trong máu đang ở mức bình thường.
- Chỉ số SpO2 từ 93% trở xuống: Độ bão hòa oxy trong máu thấp. Bạn đang bị thiếu oxy, cần thăm khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Về chỉ số nhịp tim
Theo Cơ quan y tế quốc gia tại Anh, chỉ số nhịp tim lý tưởng cho từng độ tuổi như sau:
- Nhịp tim trẻ sơ sinh: 120 – 160 nhịp/phút
- Nhịp tim trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi: 80 – 140 nhịp/phút
- Nhịp tim trẻ em từ 1 đến 2 tuổi: 80 – 130 nhịp/phút
- Nhịp tim trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75 – 120 nhịp/phút
- Nhịp tim trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: 75 – 110 nhịp/phút
- Nhịp tim người từ 18 tuổi trở lên: 60 – 100 nhịp/phút
- Nhịp tim vận động viên: 40 – 60 nhịp/phút